Giải Pháp Cung Ứng Lao Động Từ Hà Gia Phát: Nâng Cao Hiệu Suất Sản Xuất Tại Hưng Yên

Trong giai đoạn những năm trở lại đây, khu công nghiệp dệt may đang được nhà nước tập trung phát triển. Tuy nhiên, số lượng KCN dệt may ở Việt Nam hiện đang tương đối ít. Tính trên cả nước chỉ có 5 KCN mạnh nhất về ngành dệt may. Tập trung rải rác ở các tỉnh thành như: Nam Định, Hưng Yên, Tây Ninh, Đồng Nai và Bình Dương. Các khu công nghiệp lớn phải kể đến:
Khu công nghiệp dệt may Phố Nối nằm ở tỉnh Hưng Yên, Việt Nam, là một khu công nghiệp quan trọng tập trung vào ngành dệt may.
Vị trí địa lý: Gần Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km và sân bay Nội Bài khoảng 40km, rất thuận lợi cho việc vận chuyển và giao thương. Gần các tuyến đường giao thông quan trọng và các cảng biển lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
Quy mô: Khu công nghiệp này có diện tích lớn, phù hợp với các nhà máy và xí nghiệp dệt may.
Cơ sở hạ tầng: Hệ thống điện, nước, giao thông, và viễn thông đều được phát triển đầy đủ để phục vụ các doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực: Khu vực có nguồn nhân lực dồi dào, với nhiều lao động có tay nghề cao trong ngành dệt may.
Chính sách hỗ trợ: Được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư từ chính phủ và địa phương, thu hút nhiều nhà đầu tư.
Khu công nghiệp dệt may Phố Nối - Hưng Yên
KCN Dệt May Rạng Đông đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Qua đó góp phần duy trì và phát triển ngành dệt may truyền thống, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực nhờ:
Vị trí địa lý: Thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Vị trí chiến lược kết nối với các tuyến đường thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tiếp cận dễ dàng với hạ tầng cao tốc, đường bộ, đường thủy nội địa và quốc tế, đường sắt.
Quy mô: Gần 520 ha.
Cơ sở hạ tầng: Đường giao thông nội bộ, hệ thống đèn chiếu sáng. Nhà máy cung cấp nước sạch với công suất thiết kế 170.000 m³/ngày đêm. Nhà máy xử lý nước thải với công suất thiết kế 110.000 m³/ngày đêm. Hệ thống cảng biển kết nối trực tiếp đến khu công nghiệp, tối ưu hóa chi phí sản xuất.
Tình hình quy hoạch và phát triển:
Khu Kinh Tế Ninh Cơ: Tổng diện tích phát triển gần 2.200 ha, gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Sản xuất 1 tỷ mét vải trên diện tích 519,6 ha. Giai đoạn 2: Nâng sản lượng lên 1,5 tỷ mét vải, hoàn thiện chuỗi cung ứng trên diện tích 850 ha. Giai đoạn 3: Hình thành đô thị thương mại, dịch vụ dệt may - thời trang hiện đại trên diện tích 675 ha.
Nam Định được xem là cái nôi của ngành dệt may Việt Nam. Tỉnh có những chính sách thu hút các ngành nghề may mặc, dệt nhuộm công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Dự kiến trong năm 2024 tạo việc làm cho gần 10.000 lao động. Đồng thời tập trung phát triển nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào bền vững cho ngành dệt may Việt Nam.
Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông - Nam Định
KCN dệt may Bình An - Bình Dương là một trong top 5 KCN dệt may có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng may mặc cả về số lượng và chất lượng cho nhà đầu tư. Với nhiều lợi thế như:
Vị trí địa lý: Khu công nghiệp Dệt may Bình An có diện tích 26 ha, nằm tại xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. KCN này có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục đường chính của Khu kinh tế trọng điểm phía Nam, gần ga tàu, bến cảng, và cách trung tâm TP Hồ Chí Minh 25 km về phía Đông.
Quy mô: Tổng diện tích quy hoạch: 26 ha. Trong đó: Diện tích sẵn sàng cho thuê: 8 ha, diện tích cho thuê nhỏ nhất: 10.000 m², tỷ lệ lấp đầy: 96,04%.
Cơ sở hạ tầng: Hệ thống trục chính rộng 22-25m với 4 làn xe, hệ thống giao thông nội bộ được xây dựng theo quy chuẩn khu công nghiệp. Điện: 110/22Kv. Có nước được cung cấp từ nhà máy nước sạch. Xử lý nước thải với công suất 400 m³/ngày đêm. Có đầy đủ hệ thống xử lý nước thải, cứu hỏa, thông tin liên lạc.
KCN dệt may Bình An - Bình Dương ngoài nhận được những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế VAT theo quy định nhà nước. Dân số Bình Dương cũng khá đông với 2,58 triệu người. Trong đó 1,2 triệu người trong độ tuổi lao động (53,2% là lao động ngoài tỉnh, 60% là lao động trẻ dưới 35 tuổi, 56% là lao động nữ).
Khu công nghiệp dệt may Bình An - Bình Dương
Để giữ chân người lao động, Bình Dương đã thu hút vốn xã hội hóa đầu tư nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp. Có khoảng 480.000 người đã có nhà ở ổn định, và khoảng 200 doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho gần 50.000 người lao động. Giúp nguồn lao động cung ứng cho ngành dệt may luôn trong tình trạng ổn định phục vụ nhu cầu sản xuất.
Khu công nghiệp dệt may Nhơn Trạch tọa lạc tại xã Hiệp Phước và Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. KCN này được quản lý và đầu tư bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Vinatex Tân Tạo. Đây là một điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may nhờ:
Vị trí địa lý: Cách TP Hồ Chí Minh khoảng 40km, cách TP Biên Hoà 40km, và cách TP Vũng Tàu 60 km. Gần Quốc lộ 51, đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, cảng Phước An, cảng Cát Lái, sân bay Tân Sơn Nhất (50km) và sân bay Quốc tế Long Thành (12 km).
Quy mô: 175,6 ha
Cơ sở hạ tầng: Đường chính rộng 47m, đường nội bộ rộng từ 24m – 28m. Đường dây điện trung thế 22KV nổi. Nước sinh hoạt và sản xuất được cung cấp từ Công ty Cấp Nước Nhơn Trạch và Công ty Cổ Phần Cấp Nước Hồ Cầu Mới. Xử lý nước thải với công suất 12.000m³/ngày đêm.
Khu công nghiệp Dệt may Nhơn Trạch sở hữu vị trí chiến lược và cơ sở hạ tầng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may phát triển. Khu công nghiệp này không chỉ góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương mà còn hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương. Với các tiện ích và dịch vụ hỗ trợ, đây là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may muốn mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Khu công nghiệp dệt may Nhơn Trạch - Đồng Nai
Khu công nghiệp dệt may và công nghiệp hỗ trợ TMTC - Tây Ninh được thành lập năm 2009 và có thời hạn hoạt động kéo dài 50 năm, đến năm 2059. Dự án này tọa lạc tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
Quy mô: 108 ha. Diện tích đất xây dựng nhà máy chiếm 71% diện tích khu công nghiệp, cụ thể: đất nhà máy dệt - nhuộm: 46,17 ha, đất nhà máy may và công nghiệp phụ trợ: 29,39 ha.
Vị trí địa lý: Khu công nghiệp TMTC nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, một vị trí chiến lược giao thương giữa Việt Nam, Campuchia, và Thái Lan. Tây Ninh là cửa ngõ giao lưu hàng hoá giữa các tỉnh phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đường Xuyên Á dài gần 28 km nối TP Hồ Chí Minh với Campuchia thông qua cửa khẩu Mộc Bài, mang lại lợi thế lớn cho khu công nghiệp.
Cơ sở hạ tầng: Khu công nghiệp có hệ thống kết nối giao thông thuận tiện, liên kết với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế bằng đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không. Khu công nghiệp TMTC đầu tư mạnh vào hệ thống xử lý nước thải và cung cấp nước sạch nhằm bảo vệ môi trường.
Khu công nghiệp dệt may và công nghiệp hỗ trợ TMTC - Tây Ninh
Khu công nghiệp dệt may và công nghiệp hỗ trợ TMTC đã đi vào hoạt động hiệu quả trong nhiều năm. Tiếp tục thu hút nhiều doanh nghiệp với giá cả cạnh tranh, tiện ích đa dạng và chính sách hỗ trợ đầu tư tốt. Dù nhiều khu công nghiệp mới ra đời, TMTC vẫn là một dự án đáng cân nhắc cho các nhà đầu tư.
Không những vậy, các doanh nghiệp may mặc cũng cần rất nhiều lao động phục vụ cho quá trình sản xuất. Nhất là vào những dịp lễ, tết, mùa cao điểm, nhu cầu lao động thời vụ lại càng tăng cao. Chính vì vậy, việc kết nối cùng các công ty cung ứng lao động là cần thiết. Một trong những địa chỉ cung ứng lao động thời vụ chất lượng phải kể đến Hà Gia Phát. Giúp doanh nghiệp cung ứng kịp thời lao động phục vụ cho việc sản xuất.
Đọc thêm:
https://hagiaphatgroup.blogspot.com/2024/07/5-kcn-manh-nhat-ve-nganh-ien-tu-o-nuoc.html
Nhận xét
Đăng nhận xét